Thông tin chung

Tin tiêu điểm

Họp xét đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp trường đợt 2 năm 2024

Thứ Ba, 11:20 09/04/2024
Hội thảo khoa học: “Cuộc cách mạng AutoForm thúc đẩy sự phát triển của ngành tạo hình kim loại tấm tại Việt Nam”

Hội thảo khoa học: “Cuộc cách mạng AutoForm thúc đẩy sự phát triển của ngành tạo hình kim loại tấm tại Việt Nam”

Thứ Sáu, 16:12 08/03/2024

Tập huấn quy định an toàn phòng thí nghiệm cho sinh viên chuyên ngành Hóa thực tập tốt nghiệp tại Viện

Thứ Tư, 09:38 10/01/2024
Hội nghị triển khai kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hội nghị triển khai kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Năm, 16:39 04/01/2024
Nghiệm thu đề tài cấp Bộ Công Thương “Xây dựng mô hình thí điểm về tái chế chất thải rắn ngành thuộc da (mùn bào da thuộc crom) để sản suất tấm ốp trần, ốp tường trang trí nội thất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường”

Nghiệm thu đề tài cấp Bộ Công Thương “Xây dựng mô hình thí điểm về tái chế chất thải rắn ngành thuộc da (mùn bào da thuộc crom) để sản suất tấm ốp trần, ốp tường trang trí nội thất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường”

Thứ Năm, 16:00 04/01/2024

Báo cáo khoa học định kỳ: “Nghiên cứu tổng hợp Hydroxit lớp kép chứa Cu, Co, Fe ứng dụng làm xúc tác xử lý kháng sinh trong môi trường nước”

Thứ Hai, 16:09 18/12/2023
Đón tiếp và làm việc với GS. Ashall David, Đại học Chester (Anh)

Đón tiếp và làm việc với GS. Ashall David, Đại học Chester (Anh)

Thứ Ba, 09:08 12/12/2023

Viện Công nghệ HaUI trưng bày và giới thiệu sản phẩm KHCN chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày truyền thống ngành Cơ khí trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, và thành lập trường Cơ khí – Ô tô

Thứ Hai, 16:08 30/10/2023

Họp xét ký tiếp hợp đồng lao động với TS. Tạ Thị Hường

Thứ Tư, 07:50 25/10/2023
Gặp mặt kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Gặp mặt kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Thứ Hai, 11:17 23/10/2023

Video giới thiệu

* Quá trình hình thành và phát triển:

Lịch sử hình thành

Ngày 01/02/2013, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tiên tiến (trực thuộc khoa Cơ khí) được thành lập nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao trong lĩnh vực Cơ khí-Tự động hóa, một lĩnh vực thế mạnh và ưu tiên của nhà trường.

Sau một năm hoạt động, với xu thế phát triển và nhu cầu cần thiết đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã ký Quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Chuyển giao Công nghệ (CGCN) thuộc trường trên cơ sở Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tiên tiến, có nhiệm vụ đề xuất triển, khai các hoạt động NCKH và CGCN trong một số lĩnh vực có tiềm năng của Nhà trường.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển về KHCN cho nhiều lĩnh vực chuyên môn cùng với sự phát triển trong đào tạo của nhà trường, tổ chức các hoạt động KHCN tập trung với mô hình Viện nghiên cứu trong Trường Đại học, Viện Công nghệ HaUI được thành lập trên cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Chuyển giao Công nghệ.

Viện có tên giao dịch tiếng Anh là HaUI Institute of Technology (HIT).

Văn phòng đặt tại: Tầng 10-A1, Khu A Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Minh Khai-Bắc Từ Liêm-Hà Nội

Các mốc thời gian chính

  • 01/02/2013: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tiên tiến, thuộc Khoa Cơ khí;
  • 01/01/2014: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ;
  • 20/3/2015: Viện Công nghệ HaUI chính thức được thành lập theo QĐ số 266/QĐ-ĐHCN.

Viện Công nghệ HaUI tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

Chức năng nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Viện gắn liền với các hoạt động KHCN: xây dựng các chiến lược và hướng nghiên cứu đa lĩnh vực, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, ứng dụng các kết quả vào thực tiễn. Bên cạnh đó, Viện phải gắn kết các hoạt động KHCN và kết quả vào đào tạo giảng dạy, đặc biệt là các trình độ sau đại học, mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu, bắt kịp các hướng nghiên cứu mới trên thế giới. Các mảng công tác liên quan đến dịch vụ KHCN cũng đã được đề cập nhằm đa dạng hóa các hoạt động, tiến tới đa dạng và tăng các nguồn thu từ KHCN. Các nhiệm vụ liên quan tới quản lý và các hoạt động khác theo quy định của Nhà trường.

1. Xây dựng và đề xuất các chiến lược nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ đa lĩnh vực theo định hướng của Nhà trường, phù hợp với các chương trình KHCN quốc gia, doanh nghiệp, cập nhật với quốc tế và khu vực.

2. Đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các cấp.

3. Tổ chức, triển khai các hoạt động đào tạo chuyên sâu, nâng cao có cấp chứng chỉ.

4. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo quy định, gắn kết các kết quả nghiên cứu vào đào tạo của Nhà trường.

5. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm KHCN.

6. Hợp tác với các doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ KHCN theo nhu cầu từ thực tiễn sản xuất.

7. Hợp tác với các tổ chức KHCN, các nhà khoa học trong và ngoài nước để xây dựng định hướng nghiên cứu, triển khai các hoạt động KHCN.

8. Xây dựng mô hình vườn ươm KHCN, triển khai các hoạt động của vườn ươm phù hợp với các chính sách, quy định của Nhà nước và Nhà trường.

9. Thực hiện các dịch vụ tư vấn,kiểm định, đánh giá/thẩm định về khoa học và công nghệ; các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong phạm vi các lĩnh vực hoạt động theo các quy định của Nhà nước và pháp luật;

10. Tư vấn, xây dựng, thực hiện và quản lý các phòng thí nghiệm công nghệ cao phục vụ nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực hoạt động;

11. Quản lý trang thiết bị, tài sản bao gồm các tài sản do Nhà trường đầu tư, các tài sản và sản phẩm hình thành từ các nhiệm vụ KHCN sau khi nghiệm thu, các tài sản thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, quy trình, giải pháp công nghệ, các thông tin và dữ liệu của nhà trường do Viện quản lý theo quy định của pháp luật và quy định của nhà trường;

12. Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Viện phù hợp hệ thống đảm bảo chất lượng chung của Nhà trường;

13. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Viện;

14. Tham gia các hoạt động truyền thông, đề xuất xây dựng, quảng bá thương hiệu và văn hóa Đại học Công nghiệp Hà Nội;

15. Hoạt động tổ chức, quản lý, sử dụng đội ngũ nhân sự thuộc Viện:

a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự của Viện; quản lý viên chức, người lao động, bố trí, phân công công việc hợp lý để phát huy năng lực viên chức, người lao động thuộc đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;

b) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức, người lao động và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức, người lao động trong đơn vị;

d) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động trong đơn vị;

16. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo chức năng, nhiệm, nhiệm vụ của đơn vị;

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Các thành tích đạt được

- Tập thể: Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.

- Chi Bộ: Danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu

- Công Đoàn: Danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

- Công tác nghiên cứu khoa học:

Tính từ năm 2013 đến hết quý I năm 2023, Viện HIT có tổng số 314 công bố khoa học trong và ngoài nước.

- Công bố khoa học trong nước: có 155 bài, chiếm tỷ lệ 49,36%, trong đó:

+ 133 công bố khoa học trên các tạp chí quốc gia (42,36%)

+ 22 công bố khoa học trên các kỷ yếu của thội thảo quốc gia (7,01%)

- Công bố khoa học quốc tế: có 159 bài, chiếm 50,64%, trong đó:

+ 111 công bố khoa học trên các tạp chí Quốc tế (35,35 %)

+ 48 công bố khoa học trong các kỷ yếu hội thảo quốc tế (15,29%)

Định hướng phát triển Viện

Định hướng và Mục tiêu chung

- Viện CN HaUI phải là đơn vị đi đầu về khoa học và công nghệ của Nhà trường, có trình độ NCKH và một số hướng nghiên cứu tiên tiến, ngang tầm với các Viện nghiên cứu lớn ở trong nước và khu vực;

- Hoạt động theo cơ chế tự chủ trong các công việc chuyên môn trong phạm vi, chức năng và quyền hạn Nhà trường cho phép; đảm bảo sự chủ động, linh hoạt và tăng tính chịu trách nhiệm đối với công việc

- Tạo dựng được môi trường làm việc mở, năng động và sáng tạo nhằm thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao, nhiệt huyết và đam mê khoa học vào làm việc tại Viện;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng các nghiên cứu cơ bản sâu và ứng dụng, và thực hiện một số dịch vụ khoa học công nghệ theo phạm vi, chức năng, lĩnh vực cho phép;

- Xây dựng được một số hướng nghiên cứu tiên tiến có tính chiến lược, trung và dài hạn, theo thế mạnh của Viện và Nhà trường để tập trung đầu tư; hình thành và phát triển được một số nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh trong một số lĩnh vực KHCN với nòng cốt là các nhà khoa học trong Viện và Nhà trường;

- Triển khai các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; Công bố các bài báo/công trình khoa học chất lượng cao (tập trung vào ISI/Scopus, đặc biệt SCI/SCIE); chuyển giao công nghệ và sản phẩm vào sản xuất thực tế phục vụ đời sống; Đẩy mạnh đăng ký sở hữu trí tuệ, làm tiền đề cho thương mại hóa sản phẩm;

- Gắn kết các hoạt động NCKH với đào tạo; chủ trì, tham gia đào tạo một số lĩnh vực chuyên môn và chuyên sâu của Nhà trường.

- Thực hiện một số dịch vụ KHCN trong phạm vi được phép và theo quy định của Nhà trường;

- Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp với mục đích giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất; cải tiến, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp;

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, phát triển các hướng nghiên cứu mới, tiên tiến có tiềm năng phát triển thành sản phẩm hoặc các dịch vụ KHCN;

- Chủ trì và phát triển các kết quả nghiên cứu từ các đề tài KHCN cấp trường và của sinh viên;

Định hướng chuyên môn

Căn cứ vào đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất, các định hướng chuyên môn của Viện được định hình và xuyên suốt quá trình phát triển cho tới thời điểm hiện tại. Viện luôn đi đầu trong các hướng nghiên cứu mới, tiên tiến, các sản phẩm bài báo quốc tế và sản phẩm từ đề tài ngày càng nâng cao về chất lượng.

Các hướng chuyên môn chủ yếu:

- Lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, robot, vật liệu: nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị và hệ thống tích hợp; Thiết kế, tối ưu một số loại khuôn giá trị cao sử dụng trong sản xuất công nghiệp; Nghiên cứu công nghệ tạo các lớp phủ cứng PVD mới đa thành phần, đa lớp và ứng dụng đa lĩnh vực cơ khí, điện tử, y sinh. Nghiên cứu vật liệu nano; phỏng sinh học và vật liệu phỏng sinh học;

- Lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Điện tử: Nghiên cứu công nghệ xử lý ảnh, nhận dạng, quản lý, khai thác, điều vận phương tiện giao thông; khai thác hệ thống máy tính hiệu năng cao trong nghiên cứu về dữ liệu lớn, AI, thực hiện các bài toán mô phỏng đa lĩnh vực. Phát triển cảm biến trên công nghệ MEMS; nghiên cứu ứng dụng IOT trong sản xuất và nông nghiệp …

- Lĩnh vực công nghệ hóa dược, sinh học, thực phẩm, chế biến, bảo quản: Nghiên cứu tách chiết các hợp chất thiên nhiên, tổng hợp dược chất; nghiên cứu các công nghệ chế biến, kỹ thuật và phương pháp bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn; nghiên cứu tạo các chế phẩm từ thiên nhiên phục vụ trong lĩnh vực dược, thực phẩm chức năng nâng cao sức khỏe …

- Lĩnh vực công nghệ môi trường, vi sinh, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững: Nghiên cứu các công nghệ, thiết bị xử lý nước thải, chất thải nguy hại thu hồi kim loại có giá trị; xây dựng bản đồ dự đoán ô nhiễm môi trường không khí, nghiên cứu chế tạo các hệ thống dự báo, cảnh báo phục vụ giám sát môi trường; nghiên cứu một số vật liệu thân thiện môi trường, chế phẩm kháng ô xy, kháng khuẩn ứng dụng trong thực phẩm, đời sống; tái chế, chế tạo sản phẩm từ các phụ phẩm nông nghiệp và rác thải công nghiệp.